Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Sử dụng thuốc lá, thuốc/chất gây nghiện trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu

Sử dụng thuốc lá, thuốc/chất gây nghiện trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu

Theo kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Viện sức khỏe Hoa Kỳ (NIH), hút thuốc lá hoặc cần sa, sử dụng thuốc giảm đau đã được kê đơn, hoặc sử dụng thuốc/chất gây nghiện bất hợp pháp trong quá trình mang thai có khả làm tăng nguy cơ thai chết lưu gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Kết quả nghiên cứu được dựa trên đo lường các sản phẩm hóa học của Nicotine trong các mẫu máu của các bà mẹ; và cần sa, thuốc giảm đau được kê đơn và các loại thuốc/chất gây nghiện khác có trong dây rốn. Thực hiện đo lường trực tiếp cung cấp thông tin chính xác hơn về mối tương quan giữa thai chết lưu và sử dụng chất gây nghiện so với các nghiên cứu trước đây chỉ dựa vào sự tự báo cáo của các bà mẹ.

“Hút thuốc lá được biết là một trong những nguy cơ gây ra thai chết lưu nhưng những phân tích trong nghiên cứu này đã đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về các nguy cơ so với các nghiên cứu trước đó” – BS, TS. Uma M. Reddy, Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người (NICHD) nói. Các phát hiện nghiên cứu của Viện sức khỏe Hoa Kỳ cũng ủng hộ quan điểm trên, rằng “Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu”.

Kết quả nghiên cứu được dựa trên đo lường các sản phẩm hóa học của Nicotine trong các mẫu máu của các bà mẹ; và cần sa, thuốc giảm đau được kê đơn và các loại thuốc/chất gây nghiện khác có trong dây rốn. Thực hiện đo lường trực tiếp cung cấp thông tin chính xác hơn về mối tương quan giữa thai chết lưu và sử dụng chất gây nghiện so với các nghiên cứu trước đây chỉ dựa vào sự tự báo cáo của các bà mẹ.

“Hút thuốc lá được biết là một trong những nguy cơ gây ra thai chết lưu nhưng những phân tích trong nghiên cứu này đã đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về các nguy cơ so với các nghiên cứu trước đó” – BS, TS. Uma M. Reddy, Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người (NICHD) nói. Các phát hiện nghiên cứu của Viện sức khỏe Hoa Kỳ cũng ủng hộ quan điểm trên, rằng “Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu”.
Thai chết lưu được định nghĩa là khi một bào thai bị chết hoặc chết sau 20 tuần tuổi của thời kỳ thai nghén. Mặc dù tỷ lệ thai chết lưu ở Mỹ đã giảm từ 18 thai trên lưu trên 1000 lần sinh nở trong năm 1950 xuống còn 6 thai chết lưu trên 1000 lần sinh nở trong năm 2016, tỷ lệ này vẫn cao hơn so với các nước phát triển khác và ảnh hưởng tới khoảng 26,000 công dân Mỹ.
Sử dụng thuốc lá, thuốc/chất gây nghiện trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu
(Nguồn ảnh: Internet)
Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm mẫu máu của các bà mẹ để tìm ra chất Nicotine, hoặc một dẫn chất của Nicotine và kiểm tra dây rốn của bào thai để làm bằng chứng cho việc sử dụng một số thuốc/chất gây nghiện. Các nhà khoa học tìm kiếm bằng chứng về chất kích thích như cocain và amphetamine; thuốc giảm đau được kê đơn như morphine, codeine và cần sa. Những xét nghiệm này cho thấy sự phơi nhiễm vào cuối thai kỳ. Trong số các bà mẹ đã từng có thai chết lưu, hơn 80% cho thấy không có dấu vết của cotinine và 93% xét nghiệm âm tính với các loại thuốc gây nghiện khác. Để so sánh, khoảng 90% phụ nữ đã từng sinh con khỏe mạnh có kết quả xét nghiệm không hút thuốc lá và 96% đã xét nghiệm âm tính với các loại thuốc gây nghiện khác. Các nhà nghiên cứu đã tính toán được sự tăng nguy cơ gây ra thai chết lưu dựa trên kết quả xét nghiệm máu và sự tự trả lời của các bà mẹ: – Sử dụng thuốc lá làm tăng 1,8 – 2,8 lần nguy cơ thai chết lưu và nguy cơ cao nhất được phát hiện ở những người nghiện thuốc lá nặng. – Sử dụng cần sa làm tăng 2,3 lần nguy cơ thai chết lưu. – Bằng chứng về sử dụng bất kỳ chất kích thích như cần sa hoặc thuốc giảm đau được kê đơn làm tăng 2,2 lần nguy cơ thai chết lưu. – Hút thuốc lá thụ động làm tăng 2,1 lần nguy cơ thai chết lưu.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng họ không thể tách hoàn toàn tác động của hút thuốc lá từ người hút cần sa. Tuy chỉ có một số nhỏ các bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với thuốc giảm đau được kê đơn, nhưng điều đó đã cho thấy đã có mối tương quan giữa sử dụng thuốc giảm đau được kê đơn với làm tăng khả năng thai chết lưu.Đồng tác giả nghiên cứu, TS. Marian Willinger cho biết “Khoảng 1 trong 20 công dẫn Mỹ tuổi trên 12 đã sử dụng chất giảm đau không phải là thuốc opioid, phát hiện từ nghiên cứu này có thể ảnh hưởng tới rất nhiều bà mẹ mang thai và cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này”.
Rate this post