Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Những tác hại của thuốc lá tới cơ thể (phần 5)

Những tác hại của thuốc lá tới cơ thể (phần 5)

Phần 1: Những tác hại của thuốc lá tới phổi

Phần 2: Những tác hại của thuốc lá tới tim mạch

Phần 3: Những tác hại của thuốc lá tới hệ vận động

Phần 4: Những tác hại của thuốc lá tới hệ tiêu hóa

Phần 6: Những tác hại của thuốc lá tới xã hội

Phần 5: Những tác hại của thuốc lá tới hệ thần kinh

Những tác hại của thuốc lá tới cơ thể (phần 5)

Nicotine và nguyên lý gây nghiện

Nicotine là một chất độc trong thuốc lá mà rất thường xuyên được nhắc đến. Ở các phần trước chúng ta cũng đã nói về ảnh hưởng xấu của nicotine tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Vậy nicotine ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người như thế nào? Tại sao nicotine lại gây nghiện thuốc lá?

Nicotine xâm nhập vào cơ thể qua đường phổi – chất hắc ín trong khói thuốc lá chính là phương tiện vận chuyển nicotine vào trong phổi. Sau khi hắc ín trong khói thuốc đã bám vào thành phổi, nicotine bắt đầu xâm nhập vào mạch máu và rồi theo máu lên não.

Khi lên não, nicotine kích thích cho não tiết ra một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh dopamine – chất này kích thích các nơ-ron thần kinh tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, khiến cho người hút thuốc cảm thấy sảng khoái khi hút thuốc. Chất dẫn truyền thần kinh, theo như tên gọi của nó, còn có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu từ não bộ tới các bộ phận trên cơ thể và ngược lại từ các bộ phận lên não, vì thế khi hút thuốc cơ thể trở nên rất nhạy cảm và tỉnh táo nhất thời.

Những tác hại của thuốc lá tới cơ thể (phần 5)
Nicotine là thủ phạm chính gây nghiện thuốc lá

Tuy nhiên, dopamine sản sinh ra do kích thích của nicotine có hàm lượng rất cao, khiến cho não bộ ghi nhận là cơ thể đang bị dư thừa quá nhiều dopamine. Hiện tượng này khi kéo dài sẽ khiến não bộ tự điều chỉnh và giảm lượng dopamine được tiết ra tự nhiên. Chính vì vậy, khi không hút thuốc, cơ thể người sử dụng thuốc lá bị rơi vào trạng thái thiếu dopamine, dẫn đến cảm giác bồn chồn, ngứa ngáy, khó chịu, không tỉnh táo…vv, và cảm thấy thèm hút thuốc lá – hút thuốc để kích thích cơ thể tiết ra dopamine một cách không tự nhiên. Vòng tròn này lặp đi lặp lại chính là nguyên lý gây nghiện của thuốc lá mà nicotine là thủ phạm chính.

Lo lắng, căng thẳng, trầm cảm

Cũng như cách Nicotine kích thích cho não sản sinh ra dopamine, thuốc lá còn kích thích cho cơ thể sản sinh ra các chất dẫn truyền và kích thích các nơ-ron phát ra các tín hiệu “báo động” – điều này khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng mà không rõ nguyên nhân.

Những tác hại của thuốc lá tới cơ thể (phần 5)

Lo lắng, căng thẳng, trầm cảm cũng là những tác hại của thuốc lá

Các chất dẫn truyền dopamine và serotonin tiết ra do nicotine kích thích có thể làm cho người hút thuốc lá cảm thấy sung sướng, sảng khoái nhất thời khi hút thuốc. Tuy nhiên, khi không hút thuốc, các chất dẫn này bị thiếu hụt và có tác dụng ngược lại – khiến cho con người cảm thấy buồn rầu, uể oải về tinh thần. Hiện tượng này khi kéo dài sẽ có thể dẫn đến hội chứng trầm cảm ở các mức độ khác nhau, hoặc là do sự thiếu chất dẫn truyền, hoặc là do chính tâm lý thèm thuốc, nghiện thuốc gây ra.

Tác hại của thuốc lá tới quá trình nhận thức

Nicotine, ngoài những tác hại nói trên, còn ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình nhận thức của con người. Nicotine gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm vai trò tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin.

Chính vì vậy mà người nghiện thuốc lá sẽ bị suy yếu dần về mặt thần kinh – khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, phản xạ thần kinh sẽ bị chậm dần đi. Người nghiện thuốc lá lâu năm có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ, suy não, thoái hóa tế bào não hoặc thậm chí là chết tế bào não.

Ảnh hưởng của thuốc lá và đặc biệt là nicotine tới hệ thần kinh của cơ thể thật đáng sợ. Các bạn hãy theo dõi phần tiếp theo để biết thêm về các tác hại của thuốc lá và nguyên lý gây hại của chúng nhé!

Rate this post