Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Khói thuốc lá – tàn phá não bộ

Khói thuốc lá – tàn phá não bộ

Hút thuốc gây ra nhiều cái chết hơn cả virus HIV, ma túy, nghiện rượu, tai nạn giao thông và các vụ án mạng cộng lại.

Một người hút thuốc lá ở tuổi trung niên có nguy cơ gấp 2 đến 3 lần tử vong sớm hơn người bình thường. Chúng ta đã biết thuốc lá gây ra rất nhiều bệnh tật, từ vấn đề răng miệng, đục thủy tinh thể, biến chứng thai kỳ, giảm số lượng tinh trùng… Thuốc lá là yếu tô nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh về phổi, tim mạch và nhiều loại ung thư.

Không có gì ngạc nhiên, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận thấy, giải quyết vấn đề thuốc lá là nhiệm vụ hàng đầu để tăng cường tuổi thọ trung bình cho mọi người dân trên thế giới. Thống kê tại Mỹ và Anh cho thấy hút thuốc gây ra nhiều cái chết hơn cả virus HIV, ma túy, nghiện rượu, tai nạn giao thông và các vụ án mạng cộng lại.

khoi-thuoc-la-tan-pha-nao-bo

Mặc dù chúng ta đã khám phá ra đủ mọi tác hại khủng khiếp của thuốc lá, các nhà khoa học nói rằng còn rất nhiều điều mà mọi người chưa để ý đến. Hút thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến não bộ, trí nhớ, khả năng làm việc và học tập?

Một số nghiên cứu chỉ ra nicotin trong thuốc lá có thể cải thiện sự tập trung và chú ý. Nhưng thuốc lá không chỉ chứa nicotin. Một điếu thuốc được làm nên bởi hơn 4.000 hóa chất. 50 trong số đó rất độc hại, chẳng hạn như: carbon monoxide cũng được tìm thấy trong khói xe, butan được tìm thấy trong xăng cháy, asen, amoniac và mathenol có trong nhiên liệu tên lửa.

Bởi vậy, hút thuốc lá không khiến bạn tập trung hơn vì nicotin. Tiếp xúc lâu dài với tất cả các hóa chất độc hại này có thể dẫn đến tổn thương não bộ, giảm trí nhớ và khả năng học tập. Hút thuốc lá trong thời gian dài được các nhà nghiên cứu chỉ ra gây suy giảm trí nhớ ngắn hạn (Prospective memory), khả năng điều phối công việc và cả sự tập trung.

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn có nghĩa là bạn sẽ hay quên những công việc phải làm trong tương lai gần, ví dụ như quên lịch hẹn, quên không uống thuốc, quên tắt vòi nước, đánh răng hoặc trả lời email… Giảm khả năng điều hành nghĩa là bạn không thể lập kế hoạch làm việc tốt. Còn sự tập trung nghĩa là bạn luôn bị các yếu tố bên ngoài làm phiền nhiễu.

Trong trường hợp cả ba khả năng trên bị suy giảm, thuốc lá hẳn sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ đi rất nhiều.

Tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này, các nhà khoa học đến từ Đại học Northumbria đã xuất bản công trình của họ trên tạp chí Frontiers in Psychiatry, chỉ ra rằng những người hút thuốc lá và uống rượu sẽ bị suy giảm trí nhớ tạm thời. Sự suy giảm được chỉ ra nhiều hơn cả nhóm người chỉ hút thuốc và chỉ uống rượu cộng lại.

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra vấn đề liên quan giữa hút thuốc lá thụ động tới suy giảm trí nhớ tạm thời. Những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc cũng phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tương tự, bao gồm bệnh phổi, tim mạch, vấn đề nhận thức và bây giờ là trí nhớ.

Ngược lại, nghiên cứu trên những người bỏ thuốc lá cho thấy họ có sự cải thiện trong hoạt động não bộ. Chẳng hạn như vỏ não, lớp ngoài cùng đóng vai trò xử lí thông tin và ghi nhớ, được gia tăng độ dày khi một ai đó bỏ thuốc. Khi chúng ta càng lớn tuổi, vỏ não càng mỏng lại, nhưng nếu hút thuốc, bạn có thể làm cho nó giảm độ dày nhanh hơn rất nhiều.

Cai thuốc lá có thể giảm phần nào tác động tới vỏ não. Trong quá khứ, đã từng có nhiều liệu pháp cai thuốc bằng việc sử dụng nicotin thay thế, chẳng hạn như nhai kẹo cao su, sử dụng miếng dán, thuốc xịt mũi chứa nicotin. Những biện pháp này thường mất một khoảng thời gian dài từ 8 đến 12 tuần để cho kết quả đầu tiên.

Nhưng cho dù vậy, người hút thuốc vẫn không thể đạt tới độ dày vỏ não bằng những người bình thường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác hại của thuốc lá trên cơ thể con người có thể kéo dài hàng thập kỷ, và không thể đảo ngược. Bởi vậy, tốt nhất bạn không nên động tới những điếu thuốc.

Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/

Rate this post