Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Khó thở vì thuốc lá có thể là dấu hiệu bệnh nặng

Khó thở vì thuốc lá có thể là dấu hiệu bệnh nặng

Theo xét nghiệm hô hấp tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, lượng khí thở ra của anh Nguyễn Văn Việt, 47 tuổi, thấp hơn người thường đến 80%. Các bác sĩ cho biết, anh mắc chứng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), do hút thuốc quá nhiều.
Anh Việt hút thuốc lá hơn 20 năm, dù bác sĩ đã cảnh báo tác hại nhưng anh vẫn không bỏ được. Hậu quả là gần đây, anh thường xuyên bị khó thở, ho nhiều kèm theo đờm, sút cân nhanh. “Tôi biết hút thuốc không tốt cho sức khỏe song không nghĩ lại mang bệnh nặng thế”, anh Việt nói.

ại TP HCM, mỗi ngày, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 80-90 bệnh nhân, trong đó, có khoảng 25% người đã có biểu hiện khó thở như anh Việt. Còn tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, mỗi ngày cũng có vài chục ca bị chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.

kho-tho-vi-thuoc-la-co-the-la-dau-hieu-benh-nang

Một số nghiên cứu dịch tễ học cho biết, Việt Nam có 6,7% dân số bị COPD – tỷ lệ cao nhất ở châu Á – TBD.

Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM, gần 90% bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là người nghiện thuốc lá, số còn lại có thể do hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc do người khác hút, hoặc tiếp xúc với bụi, khói độc ở nơi làm việc như hầm mỏ, khói hàn…

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, bệnh COPD gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện có trên 3 triệu người bị COPD và số người bệnh không ngừng tăng.

“Phổi và khí quản vốn thông thoáng nhưng khói thuốc khiến những cơ quan này bị viêm nhiễm. Các bộ phận của cơ quan hô hấp từ phế quản, đến vách hai lá phổi bị viêm, khiến đường dẫn khí dày lên làm giảm khả năng trao đổi khí ở phổi”, bác sĩ Lan nói.

Dấu hiệu nhận biết phổi tắc nghẽn mãn tính là cảm giác nặng ngực, hụt hơi, hoặc thở hổn hển khi gắng sức. Khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian. Ho dai dẳng trên một tháng, có khi ho nhiều rồi giảm bớt và ho tiếp. Khi ho, khạc có đờm vào sáng sớm.

Kết quả điện tim của những người này thường cho thấy tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp chức năng phổi bị suy yếu. Do đó khả năng đề kháng và sức khỏe của họ thấp hơn rất nhiều lần so với người thường. “Nếu bị tổn thương hoặc nhiễm trùng bệnh nhân dễ bị tử vong”, bác sĩ Lan cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Lan, nếu phát hiện bệnh sớm, người bệnh có thể vừa khống chế được bệnh vừa giảm chi phí và thời gian điều trị đến hàng chục lần. Một ca bệnh nặng, mỗi ngày điều trị đến hàng triệu đồng. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm một ngày bệnh nhân chỉ tiêu tốn chưa đến 100.000 đồng và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Các nghiên cứu và tổng hợp kết quả khám chữa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính của Bệnh viện Y Dược TP HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho thấy, số ca nhẹ chỉ chiếm từ 6 đến 20%, mà nguyên nhân chính là do người bệnh ít hiểu biết về bệnh.

Để đề phòng bệnh thành mãn tính, các bác sĩ khuyên, người trên 40 tuổi, hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, sống và làm việc trong các môi trường không thoáng khí và bị ô nhiễm, độc hại, nhiều khói bụi… cần phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, bằng cách chụp X-quang, làm hô hấp ký để phát hiện sớm COPD. Đối với người hút thuốc lá còn trẻ tuổi, việc ngăn ngừa và điều trị bệnh chủ yếu dựa vào cai thuốc lá.

Hiện chưa có thuốc nào chữa khỏi COPD. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng, nâng cao sức lực và chất lượng sống cho bệnh nhân, chủ yếu là các dạng thuốc hít, bình xịt định liều. Thuốc kháng viêm, giãn phế quản chỉ nên dùng khi bệnh đã nặng.

Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/

Rate this post