Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Thuốc lá gây bệnh thần kinh, trầm cảm cho người tiêu dùng

Thuốc lá gây bệnh thần kinh, trầm cảm cho người tiêu dùng

Các nhà khoa học Anh kết luận 70% người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh trầm cảm, lo âu và khẳng định người tiêu dùng phải ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức.

Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu cho biết họ phát hiện sự trầm cảm, lo âu rõ rệt hơn hẳn ở những người hút thuốc so với những người chưa từng hút thuốc. Họ khảo sát 6500 người ở độ tuổi trên 40 tuổi. Theo báo cáo, 18,3% những người đang hút thuốc và 11,3% những người đã từng hút bị mắc bệnh trầm cảm, lo âu. Giới chuyên môn khẳng định tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều với những người chưa bao giờ hút thuốc.

thuoc-la-gay-benh-than-kinh-tram-cam-cho-nguoi-tieu-dung

Với nhóm người bỏ thuốc trên 1 năm, họ nhận định những triệu chứng lo âu, trầm cảm giảm hơn rất nhiều so với thời gian đang sử dụng thuốc lá. Giáo sư tâm lý học Robert West, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ” Tỷ lệ người không hút thuốc mắc chứng trầm cảm thấp hơn hẳn so với những người đã từng hút. Hành động bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay sẽ là chìa khóa không chỉ cái thiện sức khỏe thể chất mà còn tốt cho sức khỏe tinh thần”.

Nhiều người tiêu dùng quan niệm, hút thuốc có thể giúp đầu óc thư giãn, thoải mái nhưng ngược lại, chúng làm tăng căng thẳng, lo lắng cho người dùng. Thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tự tử vì các hóa chất trong thuốc lá chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ tự tử, rối loạn tâm thần. Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Birmingham, Oxford và Đại học Hoàng gia London phân tích và công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, những người bỏ thuốc lá sẽ giảm lo âu trầm cảm một cách đáng kể, đời sống về tinh thần và sức khỏe của họ cũng được cải thiện rất tốt. Họ khẳng định việc bỏ thuốc lá ngay hôm nay không chỉ có lợi cho người tiêu dùng, cho gia đình của họ mà còn đối với toàn xã hội.

Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/

Rate this post