Từ những năm 1970, nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc hít phải khói thuốc thụ động ở người không hút thuốc liên quan mật thiết với một số bệnh cụ thể và các tác động bất lợi khác.Thậm chí trong báo cáo này, một phần 2 thế kỷ sau báo cáo đầu tiên, các bằng chứng tìm thấy được cho là đủ để kết luận có sự liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc và hút thuốc thụ động với bệnh tật.
Nicotine và nghiện chất: Nicotine được cho là chất gây nghiện trong báo cáo của Tổng cục trưởng năm 1988 (USDHHS1988). Kết luận này một lần nữa được tái khẳng định trong các báo cáo sau đó, và việc lệ thuộc vào nicotine chủ yếu tập trung ở giai đoạn bắt đầu hút và khó khăn trong việc cai nghiện (USDHHS 2010, 2012).
Ngoài ra, nicotine là chất hoạt tính dược lý gây độc tố cấp tính và khi đi vào cơ thể thì được phân bố rộng khắp. Ngoài việc gây ra nghiện, nó còn kích hoạt đa lộ trình sinh lý liên quan tới sự tăng trưởng và phát triển của bào thai, chức năng miễn dịch, hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương và là chất sinh ung thư.
Phơi nhiễm Nicotine trong quá trình phát triển bào thai và cửa sổ tối quan trọng với não gây hậu quả bất lợi lâu dài cho sự phát triển của não. Phơi nhiễm nicotine trong quá trình mang thai cũng gây hậu quả bất lợi về mặt sức khỏe sinh sản như đẻ non, thai chết lưu, …
Ung thư: Ung thư phổi, bệnh đầu tiên trong nhiều bệnh gây tử vong được xác định trong báo cáo của Tổng Cục trưởng là do hút thuốc gây ra, giờ đây là sát thủ gây ung thư nhiều nhất ở cả nam và nữ. Hai nghiên cứu do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tiến hành là nguồn thông tin chính về nguy cơ mắc ung thư ở những người hút thuốc.
Trong nhóm phụ nữ, nguy cơ ung thư phổi tăng rất nhanh. Trong nghiên cứu năm 1959, phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị mắc ung thư phổi cao gấp 2,7 lần so với những người không hút thuốc; tới giai đoạn 2000–2010 nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ hút thuốc đã tăng lên gấp 10 lần (25,7). Với nam giới hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp đôi, từ 12,2 lên tới 25, lần giữa nghiên cứu đầu và nghiên cứu gần nhất. Các nguy cơ này cũng gia tăng so với cùng kỳ khi tỷ lệ hút thuốc và số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày/người giảm.
Mặc dù tỷ lệ mắc mới ung thư biểu mô ở phổi-loại ung thư phổi thường thấy nhất ở những người hút thuốc ở giai đoạn đầu của bệnh dịch ung thư phổi-giảm xuống khi tỷ lệ hút thuốc giảm, nhưng tỷ lệ mắc mới ung thư tuyến của phổi lại tăng mạnh. Bằng chứng cho thấy những thay đổi trong thành phần và thiết kế điếu thuốc bản thân nó cũng có những tác động tới nguy cơ mắc ung thư phổi cũng như sự chuyển dịch trong loại ung thư phổi xảy ra trong nhóm đoàn hệ những người hiện hút thuốc (Thun và CS. 2013 Báo cáo mới nhất của Tổng cục trưởng cũng đánh giá bằng chứng về các ung thư khác và kết luận rằng hút thuốc lá gây ung thư gan và ung thư đại trực tràng – loại ung thư phổ biến thứ tư ở Mỹ và là loại ung thư có số tử vong hàng năm lớn thứ hai. Báo cáo cũng cho thấy bằng chứng mang tính gợi mở nhưng vẫn chưa đủ để kết luận rằng hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động gây ung thư vú và rằng hút thuốc lá không phải là nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến. Báo cáo cũng cho hay hút thuốc làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư và các bệnh khác ở bệnh nhân ung thư và người đã khỏi ung thư, trong đó có bệnh nhân ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Các bệnh hô hấp: Trong báo cáo của Tổng cục trưởng năm 1964, hút thuốc lá được cho là nguyên nhân gây ra “bệnh viêm phế quản mạn tính”, một thuật ngữ được sử dụng thời điểm đó còn ngày nay gọi là bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) (Fletcher và Cs.1959). Bởi vì khói thuốc được hít vào phổi, thành phần của nó được tích tụ lại và hấp thu vào phổi, và từ lâu được cho là gây ra tác hại đối với hệ thống hô hấp, gây ra các bệnh ác tính và lành tính, làm trầm trọng hơn các bệnh phổi mạn tính và tăng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp. Tổng quan tài liệu khoa học cũng cho thấy rõ mối liên quan chặt chẽ tới nhiều bệnh của đường hô hấp tương tự như bằng chứng củng cố sự hợp lý về mặt sinh học đó là hút thuốc chính là nguyên nhân của mối liên quan này.
Đối với ung thư phổi, so sánh phát hiện của hai nghiên cứu do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tiến hành với các nghiên cứu gần đây trong giai đoạn 2000–2010 cho thấy nguy cơ mắc COPD đang gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ mắc COPD ở phụ nữ đã tăng mạnh, mức 22,4 so với những người chưa bao giờ hút thuốc và tương đương với nam giới.
Bệnh lao từng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ. Ngày nay, Lao không còn phổ biến ở Mỹ nhưng vẫn còn rất phổi biến ở nhiều nước khác trên thế giới. Bằng chứng trong thập kỷ qua là đủ để đi đến kết luận rằng hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc lao và tử vong do bệnh lao.
Các bệnh tim mạch: Mặc dù ung thư phổi thường được coi là nguyên nhân tử vong lớn nhất do hút thuốc lá gây ra ở Mỹ nhưng thực tế bệnh tim mạch lại cướp đi mạng sống của nhiều người hút thuốc lá độ tuổi 35 trở lên hàng năm nhiều hơn so với ung thư phổi.
Phơi nhiễm trước khói thuốc thậm chí còn giết hại nhiều người do bị tim mạch hơn số người tử vong do ung thư phổi. Ngoài ra, báo cáo này cũng phát hiện rằng hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Theo ước tính, hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên 20–30%. Theo đó, bằng chứng rõ ràng cho thấy việc giảm hút thuốc lá và hút thuốc thụ động cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch kể từ cuối những năm 1960.
Luật và chính sách về môi trường không khói thuốc đã mang lại hiệu quả lớn khi giảm tỷ lệ mắc mới các trường hợp bị cơn đau các biến cố mạch vành khác ở những người dưới 65 tuổi, và bằng chứng cho thấy có thể có mối tương quan giữa việc thực thi các quy định và chính sách đó với giảm tỷ lệ các biến cố liên quan tới mạch máu não.
Đái tháo đường: Các báo cáo trước của Tổng Cục trưởng cho thấy hút thuốc lá làm việc điều trị đái tháo đường khó khăn hơn và những người hút thuốc bị chẩn đoán mắc đái tháo đường lại có nguy cơ mắc bệnh thận, mù lòa và tai biến tuần hoàn phải tháo bỏ chi cao hơn. Báo cáo này kết luận rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây đái tháo đường type 2, và những người hút thuốc có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn 30-40% so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, nguy cơ bị đái tháo đường cũng tăng lên tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá được hút.
Rối loại miễn dịch và tự miễn dịch: Báo cáo này cho thấy hút thuốc là nguyên nhân gây tác hại tới cơ thể, bao gồm viêm nhiễm toàn thân và suy giảm chức năng miễn dịch (Chương 10). Một hệ lụy của việc sinh miễn dịch thay đổi đó là gia tăng nguy cơ viêm phổi ở những người hút thuốc.
Ngoài ra, hút thuốc được cho là làm giảm chức năng cân bằng của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch. Báo cáo cho hay hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, và hút thuốc lá làm giảm hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tác động tới hệ sinh sản: Nhiều tác dụng bất lợi đối với hệ sinh sản ngày nay được cho là do hút thuốc lá gây ra. Trong trong những hệ lụy đó là chửa ngoài dạ con, trong đó bào thai làm tổ ở ống dẫn trứng hoặc chỗ nào đó ngoài tử cung.
Chửa ngoài dạ con là tình trạng bệnh lý rất hiếm có thể giữ được thai nhi và là nguy cơ rất lớn gây tử vong mẹ. Báo cáo này cho thấy việc người mẹ hút thuốc lá trong giai đoạn đầu mang thai là nguyên nhân gây sứt môi hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh, và bằng chứng cho thấy hút thuốc lá có thể liên quan tới một số khuyết tật bẩm sinh khác. Báo cáo này cũng cho hay có đủ bằng chứng để kết luận là có mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc và rối loạn cương dương ở nam giới.
Bệnh về mắt: Võng mạc là một tổ chức mô tinh vi và nhạy cảm với ánh sáng nằm bên trong mắt. Trung tâm võng mạc (điểm vàng) là phần nhạy cảm nhất và là phần của mắt giúp nhìn rõ. Thoái hóa điểm vàng do lão hóa (AMD) dần dần phá hủy điểm vàng và có thể làm mất thị lực ở trung tâm mắt. Báo cáo này cho thấy hút thuốc lá là nguyên nhân gây AMD.
*Trích Báo cáo Sở Y tế Công cộng, Văn phòng Tổng Cục trưởng – Bộ Y Tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ