Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Thuốc lá “đốt” lá phổi như thế nào?

Thuốc lá “đốt” lá phổi như thế nào?

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi. Người hút thuốc bị lao có nguy cơ tái phát cao hơn và người lao hoạt động có tỷ lệ tử vong cao hơn người không hút thuốc bị bệnh.

Hút thuốc lá là tác nhân quan trọng nhất trong sự phát triển các bệnh lý phổi. Ở nước Anh, 1/3 số ca tử vong vì các rối loạn hô hấp liên quan đến hút thuốc lá.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC), bệnh tật gây ra bởi hút thuốc lá gây ra cái chết của hơn 480 nghìn người Mỹ mỗi năm. Thực tế, hút thuốc là chịu trách nhiệm trực tiếp ở trên 90% người chết bởi ung thư phổi và COPD. Mặc dù có những cảnh báo chống hút thuốc là và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, nhiều người tiếp tục hút hay bắt đầu hút thuốc mỗi năm. Khoảng 8% người dưới 18 tuổi có sử dụng thuốc lá.

Chất độc của khói thuốc lá gây hại cơ thể từ thời điểm chúng xâm nhập qua miệng và mũi. Chúng phá hủy mô và tế bào ở tất cả các đường dẫn tới phổi. Khi khói thuốc được hít vào, chất độc của chúng được hấp thu tại phổi. Và như vậy, hậu quả là: gây các bệnh phổi, nguyên nhân chính dẫn tới hầu hết các ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; làm bệnh phổi mạn tính nặng hơn, và tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp. Sau nhiều năm phơi nhiễm với khói thuốc lá, mô phổi trở nên cứng, giảm độ đàn hồi, và giảm hiệu quả trao đổi khí.

thuoc-la-dot-la-phoi-nhu-the-nao

Thuốc lá và sự phát triển của phổi: Người hút thuốc từ khi còn nhỏ có lá phổi không bao giờ phát triển đầy đủ về kích thước và không bao giờ làm được hoạt động với mức gắng sức cao nhất. Điều này xảy ra bởi vì phổi ở người trẻ còn tiếp tục phát triển, nhưng những chất độc trong khói thuốc làm chậm sự phát triển này. Sự phá hủy này là lâu dài, tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau này.

Thuốc lá và COPD: Tổn thương phổi do thuốc lá dẫn tới COPD, nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trên thế giới. Người bệnh COPD tổn thương đường thở, tử vong từ từ do thiếu oxy. 80% bệnh nhân COPD tử vong gây ra bởi thuốc lá. Số lượng người bệnh COPD ngày càng tăng và bệnh này không thể chữa khỏi. Phụ nữ hút thuốc lá tăng 38 lần nguy cơ mắc bệnh COPD so với người không hút, và bệnh ở mức độ nặng ở tuổi trẻ hơn. Tại Anh, hằng năm có 30,000 người chết vì COPD, gấp đôi so với mức trung bình ở châu Âu.

Thuốc là và hen phế quản: Hen phế quản là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ cũng như người lớn. Ở Mỹ, cứ 10 học sinh trung học thì có hơn 1 bị hen, và nhiều nghiên cứu gợi ý rằng hút thuốc lá khi tuổi nhỏ có thể tăng nguy cơ mắc hen. Hút thuốc lá trong nhà có thể tăng nguy cơ mắc hen ở trẻ em lên tới 50%. Hút thuốc lá thụ động có thể khởi phát cơn hen ở cả trẻ em và người lớn. Cơn hẹn nặng có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Thuốc lá và Ung thư phổi: Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Thuốc lá gây phần lớn các ca ung thư phổi ở nam giới. Nguy cơ mắc ung thư phổi ngày càng tăng ở nam giới hút thuốc, và tăng nhanh đột ngột ở phụ nữ hút thuốc. Người hút thuốc lá 20 điếu/ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút thuốc. Người hút 3 điếu xì gà/ngày có nguy cơ tăng gấp 6 lần. Phụ nữ hút thuốc tăng nguy cơ tử vong vì ung thư lên 37% mỗi 5 năm so với lúc chưa hút.

Thuốc lá và bệnh lao: Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi. Người hút thuốc bị lao có nguy cơ tái phát cao hơn và người lao hoạt động có tỷ lệ tử vong cao hơn người không hút thuốc bị bệnh.

Thuốc lá và viêm phổi: Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ với viêm phổi mắc phải cộng đồng bởi thuốc lá gây tổn thương lớp biểu mô hệ hô hấp và khả năng làm sạch vi khuẩn khỏi đường hô hấp. Người hút thuốc chiếm khoảng 50% số người khỏe mạnh nhiễm phế cầu. Người hút thuốc lá thụ động, trẻ em có bố mẹ hút thuốc cũng tăng nguy cơ các nhiễm khuẩn hô hấp.

Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/

Rate this post