Trang chủ / Tác Hại Của Thuốc Lá / Dừng ngay hút thuốc lá nếu không muốn viêm khớp gối “tồi tệ” hơn!

Dừng ngay hút thuốc lá nếu không muốn viêm khớp gối “tồi tệ” hơn!

Phát hiện mới này được đăng trên tạp chí sức khỏe- ScienceDaily của Mỹ, theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những người đàn ông viêm khớp gối hút thuốc lá có mức độ tổn thương sụn và mức độ đau nặng hơn những người không hút thuốc.

Bằng chứng nào để có thể đưa ra kết luận trên?

Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia cơ xương khớp của Bệnh viện Mayo Clinic. Các nhà khoa học đã khảo sát 159 nam giới có dấu hiệu viêm khớp gối, trong đó, tỷ lệ người hút thuốc chiếm 12-13%. Mức độ tổn thương sụn khớp được đánh giá dựa trên kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) tại khớp nối đầu gối- xương đùi và khớp nối xương đòn- xương cột sống, vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và 15, 30 tháng sau đó.

Kết quả cho thấy, những người đàn ông hút thuốc lá có nguy cơ mất sụn, mòn sụn tăng gấp 2.3 lần ở khớp nối xương đòn và xương cột sống, tại khớp gối, nguy cơ này còn tăng cao hơn tới 2.5 lần. Ngoài chỉ tiêu trên, mức độ đau cũng được đánh giá dựa trên bảng cho điểm. Theo đó, vào thời điểm đầu nghiên cứu, những người hút thuốc gặp phải tình trạng đau tăng hơn: 60.5 so với 45.0 trên thang điểm 100 và cuối thời điểm theo dõi, sự so sánh là 59.4 so với 44.3.

tac-hai-cua-thuoc-la

Theo các nhà nghiên cứu, mối liên hệ giữa hút thuốc lá và tổn thương sụn khớp trong viêm khớp gối có thể giải thích bằng một trong những lý thuyết sau đây:

– Hút thuốc có thể làm rối loạn các tế bào và ức chế sự gia tăng tế bào trong sụn đầu gối

– Hút thuốc có thể làm tăng căng thẳng, tăng sự oxy hóa, góp phần làm giảm sụn.

– Hút thuốc có thể làm tăng nồng độ CO (Cacbon oxit) trong máu động mạch, làm giảm oxy trong máu tại các mô, là nguyên nhân làm hư hỏng sụn.

Tiến sĩ Amin và các đồng nghiệp cho rằng cơn đau khớp gối của người hút thuốc lá tăng lên có thể không do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá lên sụn vì xương sụn không có các sợi thần kinh nhận cảm giác đau. Họ có một số giả thuyết cho liên kết như sau:

– Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc khớp gối, làm đau đầu gối

– Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến ngưỡng đau, khiến người bệnh có cảm giác bị đau hơn bình thường.

Tiến sỹ Amin cho biết phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi “hút thuốc lá” là một yếu tố nguy có có thể điều chỉnh được, từ đây, người bệnh viêm khớp gối nên cai thuốc lá để không chỉ tránh tác hại do thuốc lá gây nên mà còn giúp bảo vệ xương khớp.

Khi bị viêm khớp gối, phải làm gì?

Viêm khớp là sự hư hại của tổ chức sụn khớp và có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào của cơ thể, kể cả ở ngón tay, hông, đầu gối, lưng và bàn chân, và khớp gối là khớp thường chịu tổn thương nặng và sớm nhất.

Theo thời gian, cấu trúc sụn từ từ bị tổn thương, bề mặt vốn trơn nhẵn sẽ trở lên sù sì, thô ráp, đau mạn tính hoặc tăng sự khó chịu có thể nảy sinh khi đứng lâu hoặc đi bộ, có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy, nóng đỏ vùng khớp. Cuối cùng, nếu sụn bị mòn hoàn toàn, mất sụn, khiến các đầu xương chà xát trực tiếp lên nhau, bị mẻ, gãy và gây đau đớn lên nhiều lần.

Để tránh tình trạng viêm khớp gối ngày một nặng hơn, cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc hợp lý.

– Hạn chế ngay thực phẩm như thịt đỏ, bia rượu và không thể bỏ qua việc ngừng hút thuốc lá.

– Hàng ngày, dành ra khoảng 30 phút để chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, không tác động xấu tới khớp gối như đi bộ, yoga, dưỡng sinh…

– Áp dụng một số phương pháp giảm đau, giảm viêm từ thảo dược như bài thuốc từ muối và gừng, bài thuốc từ ngải cứu, lá lốt…

Viêm khớp, thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính, cần có phương pháp điều trị toàn diện, không chỉ giảm đau, giảm viêm ngay tức khắc mà cần có biện pháp dự phòng lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn. Do vậy, bên cạnh dùng thuốc chống viêm giảm đau hoặc thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, xử lý kịp thời.

Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/

Rate this post