Trang chủ / Tin tức khác / Mất bao lâu để thuốc lá gây ung thư?

Mất bao lâu để thuốc lá gây ung thư?

Hút thuốc đồng nghĩa hút vào người 7.000 chất độc, 69 chất gây ung thư. Hút thuốc tăng nguy cơ ít nhất 14 loại ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư bàng quang,… Vậy mất khoảng bao lâu để hình thành ung thư.

Ít nhất 14 bệnh ung thư gây ra bởi thuốc lá

Khi bạn hút thuốc, hóa chất trong khói thuốc lá đi vào máu và ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Hút thuốc đồng nghĩa hút vào người 7.000 chất độc, 69 chất gây ung thư. Các hóa chất này gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA, bao gồm các gen có vai trò bảo vệ chúng ta chống lại ung thư.

Rất nhiều hóa chất trong thuốc lá có thể gây hư hại DNA như benzene, polonium-210, benzo (a) pyrene và nitrosamine. Hơn nữa, các hóa chất khác cũng làm tăng tính độc hại tới DNA, tăng nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng. Đặc biệt, hóa chất như asen và niken cản trở quá trình sửa chữa DNA bị hư hỏng.

Đây là lý do tại sao hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh, trong đó có ít nhất 14 loại ung thư, bệnh tim, và các bệnh phổi khác.

Cứ 15 điếu thuốc có thể gây ra 1 sự biến đổi DNA

Trong mỗi cơ thể chúng ta đều có protein sạch đặc biệt gọi là ‘enzym giải độc’ giúp chuyển các hóa chất độc hại thành vô hại. Tuy nhiên, ở những người hút thuốc khả năng này kém đi, do các hóa chất trong khói thuốc, như cadmium, có thể áp đảo các enzyme này.

mat-bao-lau-de-thuoc-la-gay-ung-thu

Thêm vào đó, các hóa chất khác như formaldehyde và acrolein tiêu diệt các lông mao – những sợi lông nhỏ giúp làm sạch các độc tố trong đường hô hấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, làm tăng các tế bào khuyến khích sự phát triển của khối u và đàn áp những tế bào có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo các nhà khoa học, phải mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để các chất độc hại trong thuốc lá gây ra ung thư. Bởi cơ thể chúng ta luôn có khả năng đối phó với các tổn thương, tuy nhiên với số lượng lớn các chất độc hại trong khói thuốc lá, cơ thể chúng ta gặp khá nhiều khó khăn để thích ứng và dần dần có thể dẫn tới ung thư.

Mỗi điếu thuốc có thể gây tổn hại DNA trong nhiều tế bào phổi, nhưng hư hỏng này tích tụ lại có thể dẫn tới ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 15 điếu thuốc có thể gây ra 1 sự thay đổi trong DNA và có thể dẫn tới ung thư. Đó chính là lý do vì sao nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

“Không phòng chống từ bây giờ thì sẽ quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Đoàn Hữu Nghị, Nguyên Phó giám đốc bệnh viện K, E, hiện nay là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Theo bác sĩ Nghị, mặc dù chúng ta không thể phòng ngừa ung thư tuyệt đối, nhưng bỏ thuốc lá là cách phòng bệnh tốt nhất mà chúng ta có thể làm nếu không muốn ung thư “gọi tên”. Theo nhiều nghiên cứu, sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư sẽ giảm dần.

Đặc biệt, bác sĩ Nghị khuyến cáo, những người hút thuốc lá, nhất là trong thời gian dài nên tầm soát ung thư để phát hiện sớm mầm mống của ung thư, tăng cơ hội điều trị bệnh. Các bệnh đặc biệt cần tầm soát đó là: ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, thực quản…

Rate this post