Thuốc lá, ô nhiễm môi trường, khói bếp chính là “lò phát sinh độc tố”, có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Cai thuốc 20 năm vẫn mắc bệnh
ThS BS Nguyễn Như Vinh, BV Đại học Y dược TP.HCM cho biết, ngoài ô nhiễm môi trường (khói bếp, bụi, hóa chất) thì thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh COPD, gây ra gánh nặng cho toàn xã hội.
BS Vinh kể, có bệnh nhân đến bệnh viện vì bị ho kéo dài, khó thở tăng dần. Khi các bác sĩ chẩn bệnh và cho biết ông ta bị COPD, ông ta liền thắc mắc: ‘Tôi bỏ thuốc 20 năm rồi, sao tôi vẫn bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính’.
BS Vinh lý giải, thực ra, những người hút thuốc, thậm chí chỉ tiếp xúc với khói thuốc cũng đều có nguy cơ mắc COPD. Cứ 10 người hút thuốc sẽ có 3-4 người mắc COPD. Những trườn hợp đã cai thuốc chỉ làm tiến trình mắc bệnh chậm hơn thôi. Như trường hợp của người đàn ông trên, nếu ông ta không cai thuốc thì có thể năm 45 tuổi ông ta đã bị bệnh và có khi đến 70 tuổi thì bệnh đã rất nặng. Nhưng nhờ cai thuốc mà đến nay khi gần 70 tuổi ông ta mới mắc bệnh.
Hiểm họa từ khói bếp
PGS TS BS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, Trưởng khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy cho biết, ít ai biết rằng khói bếp (bếp than, than tổ ong) là một trong những “lò phát sinh độc tố”, có thể gây ra nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thậm chí có thể gây tử vong.
Theo BS Ngọc, hiện nay việc dùng bếp than vẫn còn khá phổ biến, không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả những khu vực thành thị. Người ta sử dụng bếp than để nấu nướng, để sưởi ấm,… Khi đó, các hạt bụi từ khói bếp sẽ cắm sâu vào niêm mạc cơ quan hô hấp gây nên một loạt bệnh về hô hấp như: viêm phế quản mạn tính, làm hạn chế không khí do hẹp đường thở, xơ hóa ống tiểu phế quản,…
Theo thống kê chưa đầy đủ, nhưng con số mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là bệnh COPD do hít phải khói bếp là khá cao. Có hàng triệu phụ nữ đã mắc bệnh COPD không hiểu lý do vì sao mình bị bệnh này, trong khi đó, nguyên nhân là do họ đã hít phải khói thuốc, khói bếp,…
COPD: Gánh nặng cho toàn xã hội
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý viêm mạn tính và dẫn đến tắc nghẽn của phế quản và bệnh thường tiến triển nặng dần và không hồi phục hoàn toàn. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim mạch, cơ xương, chuyển hóa, nội tiết …. chứ không chỉ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp.
Bệnh nhân COPD thường mắc phải những bệnh đi kèm như suy nhược, suy giảm chức năng xương, loãng xương, trầm cảm, thậm chí ung thư phổi.
COPD xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và là một trong 10 căn bệnh không thể chữa khỏi trên toàn cầu. Ước tính có khoảng 329 triệu người mắc COPD trên toàn thế giới và con số này sẽ tiếp tục gia tăng. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ COPD trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,2% và nữ là 1,9%. Tỷ lệ mắc COPD thực tế còn cao hơn do nhiều bệnh nhân không đi khám và điều trị.
PGS TS BS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, Trưởng khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy cho biết, bệnh COPD thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và trong phòng chăm sóc tích cực lúc nào cũng có bệnh nhân COPD thở máy. COPD gây gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam, từ chi phí điều trị trực tiếp như: tiền thuốc, xét nghiệm và các chi phí gián tiếp như: nghỉ việc do giảm năng suất lao động, bỏ học, bỏ việc giữa chừng để dành thời gian điều trị bệnh.
PGS TS BS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, Trưởng khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy cho biết, mặc dù bệnh COPD không chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người mắc COPD có thể sinh hoạt bình thường/tương đối bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là phần lớn bệnh nhân COPD được phát hiện và đi điều trị thường ở giai đoạn nặng hoặc rất nặng, do biểu hiện bệnh ban đầu khá tương đồng với các bệnh hô hấp khác khiến bệnh nhân chủ quan. Mặc khác, do gánh nặng chi phí điều trị cũng khiến bệnh nhân nản lòng và bỏ dở việc điều trị.
Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/