Thuốc lá không chỉ gây hại cho những người đang hút thuốc mà còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người đã bỏ thuốc hơn 15 năm.
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Thoracic Oncology, nhà nghiên cứu Ping Yang tại trung tâm ung thư Mayo Clinic (Mỹ) cùng đồng nghiệp đã phát hiện bệnh nhân cai thuốc hơn 15 năm có tỷ lệ mắc ung thư phổi tương đối cao.
Time of India đã dẫn lời nhà dịch tễ học Yang Ping cho biết: ” Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi nhóm người đã cai thuốc này lại dễ bị ung thư phổi hơn những nhóm từng hút thuốc khác”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nến một người bỏ thuốc lá sau 1 thời gian dài thì nguy cơ ung thư phổi sẽ xuống thấp đến mức không đáng lưu ý. Tuy nhiên, giả thiết này hoàn toàn sai lầm. “Chúng ta cần theo dõi cả những người đã cai thuốc hơn 15 năm bởi họ vẫn có nguy cơ cao bị ung thư phổi” – Yang nhận định.
Kết quả công trình nghiên cứu còn cho thấy mở rộng phạm vi chụp CT sẽ giúp nhiều bệnh nhân được cứu sống. Nhóm tác giả nghiên cứu kêu gọi những người đã ngưng hút thuốc trên 15 năm không nên chủ quan và thường xuyên đi khám sức khỏe, tầm soát ung thư.
Thuốc lá – Thủ phạm chính gây ung thư phổi
Theo bác sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Khai – Nguyên Phó trưởng khoa ung thư Vú – Phụ khoa – Bệnh viện K trung ương, hút thuốc lá yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi, kể cả hút thuốc lá chủ động lẫn thụ động. Khoảng 90% số lượng ca ung thu phổ đến từ việc hút thuốc lá và những người hút 40 bao trong vòng 1 năm có nguy cơ bị ung thư cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc.
Như vậy, nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao khi bạn hút thuốc lá càng nhiều và diễn ra trong thời gian dài. Những chất độc hại có trong thuốc lá hay còn gọi là tác nhân gây ung thư có thể làm thương tổn các tế bào phổi, dần dần các tế bào này phát triển thành ung thư. Nếu ngừng hút thuốc lá, bạn có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh, trong đó bỏ thuốc trước 40 tuổi giảm đến 90% nguy cơ mắc các bệnh do hút thuốc.
Khói thuốc lá chứa hơn 70 chất khác nhau, được cho là gây ung thư. Khi bạn hít khói thuốc, các hóa chất này xâm nhập vào phổi và lan ra khắp phần còn lại của cơ thể. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hóa chất này có thể gây tổn hại DNA và thay đổi các gen quan trọng.
Hút thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, mà thuốc lá còn gây ra rất nhiều tác hại đến các bộ phận khác của cơ thể. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 13 bệnh ung thư khác bao gồm ung thư thanh quản (hộp thoại), thực quản, miệng và họng (họng), bàng quang, tuyến tụy, thận, gan, dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, buồng trứng, mũi và viêm xoang, và một số loại bệnh bạch cầu. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Thủ phạm giết chết hơn 100 triệu người trong 1 thế kỷ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc là là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu có thể ngăn ngừa cái chết. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.
Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người.
Trên thế giới có 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua ngược lại tại các nước đang phát triển việc sử dụng thuốc lá đang có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam theo điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành trên 15 tuổi thì Việt Nam là 1 trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Để cai thuốc lá được hiệu quả Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị với 100% thành phần thiên nhiên giúp bạn cai thuốc lá thành công, dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
+ Website: www.caithuoclatainha.com
+ Facebook: https://www.facebook.com/Caithuoclatainhahieuqua/